Cấu tạo da mặt – Hiểu đúng để có làn da đẹp không tì vết

Sở hữu một làn da mịn màng, trắng sáng là ao ước của các chị em. Nhưng không phải ai cũng đủ kiến thức để tự chăm sóc cho mình một làn da đẹp. Để là được, đầu tiên bạn cần hiểu rõ cấu tạo da mặt là gì? Từ đây mới tìm được phương pháp làm đẹp bên vững phù hợp

Định nghĩa về da

Làn da đóng một vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Đây là cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người. Chiếm 16% trọng lượng cơ thể. Cấu tạo nên lớp da gồm 70% nước, 27% protein và 1,5% mỡ, 1% Cacbohydrate và 0,5% muối vô cơ. Làn da như một rào cản bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể. Chống lại các chất nguy hiểm từ bên ngoài. Đồng thời giảm bớt sự ảnh hương của tia cực tím.

Cấu tạo da mặt

Cấu tạo da mặt gồm 3 phần: Thượng bì, trung bì và hạ bì. Các phần phụ của da như nang và các tuyến mồ hôi, bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da. Thế nhưng, mỗi người lại có cấu tạo da mặt khác nhau: da dày, da mỏng, da nhạy cảm, da khô, da dầu…. Lý giải điều này là do các tác động từ sinh lý và vật lý đã khiến cấu trúc nguyên thủy của làn da có sự thay đổi. Và chính sự thay đổi này sinh ra các vấn đề về da chúng ta vẫn thường gặp.

Lớp thượng bì

Lớp thượng bì, hay còn được gọi là lớp biểu bì, bao gồm 4 lớp: lớp sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Riêng một vài vùng như lòng bàn tay, bàn chân, còn có một lớp bóng (hay gọi là tuyến dầu) phân cách giữa lớp sừng và lớp hạt. Độ dày trung bình của lớp thượng bì khoảng 0.1-1mm. Vùng da mi mắt là vùng da mỏng nhất, tiếp đến là vùng da mặt. Đó là lý do vì sao vùng da này thường dễ bị tổn thương và lão hóa nhanh nhất. Các bộ phận như: nang lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn.. cũng nằm ở lớp thượng bì

Cấu tạo của lớp thượng bì

  • Lớp sừng (Stratum corneum): Lớp ngoài cùng của da, bị sừng hóa trở thành các mô chết (tế bào sừng). Đây là những tế bào có kích thước lớn nhất ở lớp thượng bì. Thành phần chủ yếu là chất sừng (keratin). Các mô này xếp chồng lên nhau tạo thành bức tường chống thấm để bảo vệ da. Đồng thời ngăn cản sự mất nước của cơ thể. Lớp sừng thường xuyên xảy ra hiện tượng bong da sinh lí. Trung bình mỗi ngày có một lớp sừng bong ra tạo nên những vảy nhỏ li ti, quện với mồ hôi và chất bã tạo thành ghét.
  • Lớp bóng ( Stratum lucidium): là lớp trong suốt, ít thâm nước, ít cản tia cực tím. Tuyến bã nhờn nằm ở lớp này.
  • Lớp hạt (Sstratum granulosum): lớp này là vô số tế bào xếp chồng thành 2-3 lớp. Trong quá trình sừng hóa da, các tế bào này sẽ sản xuất thành vô số các hạt nhỏ. Các hạt này sẽ di chuyển lên lớp phía trê và đi ra ngoài sẽ tạo thành chất sừng và các lipid thượng bì.
  • Lớp gai (Stratum spinosum): Đây là lớp dày nhất trong thượng bì, gồm các tế bào sừng sống và tế bào tua. Lớp này còn có tên gọi khác là lớp nhầy. Các tế bào xếp từ 6 đến 20 hàng, càng về phía trên các tế bào càng dẹt dần. Đây là những tế bào trưởng thành của thượng bì, một hàng rào chắn nước rất có hiệu quả, giúp da giữ nước, tránh khô da và tham gia vào quá trình gắn kết và bong vảy của lớp sừng
  • Lớp đáy (Stratum basale): là lớp trong cùng của thượng bì, gồm những tế bào hình trụ, nhân có trục dài, thẳng đứng. Xen giữa những tế bào đáy còn có tế bào hắc tố (melanocyte) cung cấp sắc tố cho các tế bào sừng, tạo màu da. Các tế bảo đáy có khả năng sinh sản rất mạnh để sản xuất các tế bào mới thay thế các tế bào cũ. Mất khoảng 14 ngày để lớp đáy sản sinh tế bào mới và di chuyển lên trên lớp sừng. Quá trình tế bào cũ bắt đầu di chuyển lên bề mặt ngoài của da và bong ra mất khoảng 14 ngày nữa. Như vậy thời gian để tái tạo toàn bộ thượng bì là khoảng 4 tuần. Chúng ta vẫn thường khuyến cáo chu trình tái tạo làn da mới từ 28-30 ngày là vì vậy.

Chức năng của lớp thượng bì

  • Bảo vệ khỏi sự xâm nhập và tác động của các tác nhân từ bên ngoài: khói bụi, vi khuẩn, hóa chất độc hại…
  • Tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D sẽ là dẫn xuất tham gia vào quá trình tổng hợp thành vitamin C.
  • Ngăn chặn tia cực tím gây ảnh hưởng cho các cơ quan bên trong.
  • Quyết định đến màu da, chủng tộc của con người: da trắng, da đen, da nâu, da vàng…

Lớp trung bì

Là lớp tiếp theo nằm ngay dưới lớp thượng bì và trên lớp shaj bì. Đây là lớp da dày nhất, khoảng 1,8 – 2mm. Lớp trung bì có chứa Collagen và Elastin với vai trò giữ cho da săn chắc và đàn hồi tốt, đồng thời nâng đỡ cho làn da.

Cấu tạo của lớp trung bì

Lớp Trung bì có cấu tạo 2 lớp là: Lớp nhú và lớp lưới

  • Lớp nhú (trung bì nông): Lớp này là lớp nuôi dưỡng, rất mỏng chỉ khoảng độ 0,1mm. Trên bề mặt có những gai nhô lên còn gọi là nhú bì hay gai bì (papille) ăn sâu vào thượng bì. Các mao mạch máu sẽ nằm ở lớp nhú này.
  • Lớp lưới (trung bì sâu): Đây là lớp chống đỡ, dày khoảng 0,4mm. Lớp này được cấu tạo từ những bó sợi, sợi keo (elastin), sợi lưới và sợi đàn hồi (collagen). Ở người trẻ tuổi, các bó sợi này liên kết chặt chẽ giúp da săn chắc và đàn hồi. Ngoài ra, trong lớp lưới còn tồn tại tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, dây thần kinh và mạch máu.

Chức năng của lớp trung bì:

  • Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho lớp thượng bì
  • Giúp cơ thể tự động điều hòa thân nhiệt thông qua hoạt động của tuyến mồ hôi, nang lông và tuần hoàn máu (qua các mao mạch máu ở lớp lưới)
  • Nâng đỡ, giữ gìn để làn da luôn sắc chắc và đàn hồi tốt.
  • Quyết định đến tính chất nhạy cảm của da thông qua các dây thần kinh

Lớp hạ bì

Đây là lớp dưới cùng của da. Trong lớp hạ bì có chứa mô liên kết và các phân tử chất béo nên thường được gọi là lớp mỡ dưới da.

Cấu tạo của lớp hạ bì

  • Lớp tế bào mỡ: Gồm các sợi collagen đặc biệt là các mô liên kết xốp mềm giúp giữ các tế bào chất béo gắn kết với nhau. Lớp mỡ sẽ thay đổi độ dày tùy thuộc vào vị trí trên cơ thể. Như ở vùng mí mắt chỉ dày vài milimet. Quá trình lão hóa sẽ là mất đi mô mỡ dưới da khiến da bị nhăn nheo. Điển hình là ở vùng mí mắt. Theo tuổi tác, chúng ta dễ thấy các vết chân chim ngày ngày hiện rõ. Hoặc ở rãnh mép cười.
  • Các mạch máu: Điều hòa tuần hoàn để nuôi dưỡng các lớp tế bào mỡ.

Chức năng của lớp hạ bì

  • Vai trò như một “tấm đệm” che chở cho các cơ và xương tránh bị tổn thương từ các tác động ngoại lực
  • Điều hòa nhiệt độ trung bình cho cơ thể. Lớp mỡ như lớp cách nhiệt tự nhiên sẽ giữ ấm cho chúng ra khi ở môi trường lạnh.
  • Cung cấp năng lượng đi nuôi cơ thể.

Cách bảo vệ làn da

Làn da đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe và sắp đẹp của chị em. Đặc biệt, vùng da mặt là nơi tiếp xúc thường xuyên nhất với ánh nắng mặt trời, môi trường khói bụi. Hơn nữa, chúng ta cũng rất ít khi có thể che chắn da mặt giống như các vùng da khác. Khi các lớp tế bào trong cấu tạo da mặt bị thay đổi, dẫn đến nhan sắc chị em sẽ ảnh hưởng. Do đó, chị em cần chú ý đến cách nuôi dưỡng và bảo vệ để làn da luôn khỏe mạnh.

  • Bôi kem chống nắng hàng ngày để ngăn cản tia cực tím tàn phá các tế bào. Dẫn đến các vấn đề: nám, sạm, cháy da, thâm mụn
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ, 2 lần một ngày để các nang lông được thoáng khí. Tránh sự hình thành của mụn trứng cá
  • Duy trì tẩy da chết đều đặn 1-2 lần/tuần để loại bỏ các tế bào sừng già cỗi.
  • Uống nhiều nước để da không thiếu nước. Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như một làn da mịn màng tràn đầy sức sống.
  • Ăn các loại thực phẩm lành mạnh: rau xanh, hoa quả ít ngọt để cung cấp chất dinh dưỡng. Các tế bào khi nhận đủ dưỡng chất cần thiết sẽ liên tục sản sinh ra các tế bào mới.
  • Thiết lập chu trình chăm sóc da hàng ngày. Kết hợp chăm sóc từ bên ngoài và nuôi dưỡng từ bên trong để làn da đẹp toàn diện, bền vững

Chúc bạn áp dụng thành công và nếu có gì cần hỏi thì inbox cho Tuấn nhé.

Trả lời

0904144431