Vảy nến toàn thân – Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý

Vảy nến Guttate - Vảy nến thể giọt

Vảy nến được phân chia làm rất nhiều loại. Biểu hiện của các loại bệnh vảy nến khác nhau. Tuy nhiên đây là căn bệnh viêm da mãn tính đến nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Một thể hiếm gặp hơn nhưng lại có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều là vảy nến toàn thân. Vậy làm sao để phân biệt chúng với các căn bệnh viêm da khác? Và điều trị như thế nào? Tuấn sẽ chia sẻ với các bạn trong bài viết ngày hôm nay: 

Triệu chứng của bệnh vảy nến toàn thân 

Triệu chứng của bệnh vảy nến toàn thân có thể phát triển dần sau khi bị các dạng vảy nến thể mảng hoặc vảy nến mụn mủ. Nhưng cũng có những trường hợp triệu chứng bùng phát dữ dội, cùng lúc. 

Dấu hiệu để phân biệt triệu chứng của vảy nến toàn thân với các loại dị ứng, viêm da khác là:  

  • Các vùng da trên cơ thể trở nên đỏ và ngày một nặng hơn. Gây ra cảm giác ngứa, bỏng rát. Đây là một trong những triệu chứng rất dễ bị nhầm lẫn với dị ứng. 
  • Vùng da bị tổn thương dần xuất hiện các vảy trắng. Các vảy này giông như da bị khô, bong tróc. Có thể kèm theo mụn nước, nhọt. 
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường. Nhịp tim tăng và cơ thể cảm giác đau nhức.
  • Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm vảy nến toàn thân còn có thể có triệu chứng: Sưng đau, nhất là vùng mắt cá chân và các khớp.

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến toàn thân 

Nguyên nhân chủ quan 

Cho đến nay, các tổ chức y tế và khoa học vẫn chưa công bố nguyên nhân chính xác của căn bệnh này. Tuy nhiên, điểm chung ở cách bệnh nhân mắc vảy nến toàn thân đều thấy sự yếu của hệ miễn dịch.

Và đặc điểm chung của những bệnh nhân mắc vảy nến đều là sự sản xuất quá mức tế bào lympho T. Tế bào T là một phân lớp của bạch cầu. Đóng vai trò là trung tâm trong miễn dịch qua trung gian tế bào. Nói một cách đơn giản, tế bào này có chức năng bảo vệ cơ thể. Chống lại sự tấn công, xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây hại. 

Tuy nhiên, ở người mắc bệnh vảy nến toàn thân, các tế bào T lại tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Gây nên tình trạng tăng sinh quá mức của tế bào da. Tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. 

Nguyên nhân khách quan 

Ngoài ra có một số tác nhân từ bên ngoài như: 

  • Da bị cháy nắng
  • Nhiễm trùng
  • Uống rượu quá nhiều
  • Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Do tác dụng phụ các thuốc kháng viêm
  • Phát ban hoặc phản ứng dị ứng

Hầu hết các tác nhân này đều gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi gây vảy nến toàn thân. 

Điều trị bệnh vảy nến toàn thân như thế nào? 

Căn bệnh vảy nến toàn thân không chỉ gây ra nhiều phiền toái cho người mắc cả về tâm lý lẫn sức khỏe. Mà việc sử dụng các loại thuốc điều trị  cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. 

Dùng thuốc bôi ngoài quá liều có thể gây teo da. Thuốc ngấm vào máu qua da có thể gây suy giảm chức năng gan, thận, viêm cầu thận. Đối với phụ nữ đang mang thai dùng thuốc không đúng cách, có thể gây dị tật cho thai nhi.

Để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn cần tuân thủ nghiêm túc lộ trình điều trị theo sự kê đơn của bác sĩ kết hợp các biện pháp chăm sóc, làm sạch da đúng cách. 

Điều trị bằng thuốc chữa vảy nến toàn thân

Tùy vào cơ địa, mức độ nặng nhẹ của bệnh bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc thuốc bôi phù hợp. 

Thông thường, các loại thuốc điều trị vảy nến toàn thân sẽ có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm ngứa. Nếu bệnh trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định truyền tĩnh mạch…

Chăm sóc da đúng cách

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, cần kết hợp với chăm sóc và làm sạch da đúng cách. 

  • Thoa kem dưỡng cấp ẩm. Nên thoa sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ. Cấp ẩm cho da sẽ giúp làm giảm cảm giác ngứa, sưng đỏ. Có thể dùng băng gạc ướt đắp lên da làm dịu vùng da tổn thương, bỏng rát.
  • Tắm thường xuyên bằng các loại bột yến mạch, nước trà xanh, nước tía tô. Chúng có tác dụng kháng viêm, làm giảm bớt triệu chứng ngứa.
  • Không nên gãi, chà xát mạnh những vùng da bị tổn thương. Điều này sẽ khiến tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn. Tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan và làm tăng nguy cơ bội nhiễm. 

Vệ sinh làm sạch da định kỳ ngăn ngừa vảy nến toàn thân tái phát 

Bên cạnh đó đừng quên việc tẩy da chết định kỳ. Việc loại bỏ bớt lớp sừng già cỗi giúp làn da sạch sẽ hơn cũng là cách làm giảm tình trạng bệnh. Đồng thời hạn chế vảy nến toàn thân tái phát. 

Muối dầu tẩy tế bào chết nguồn gốc từ muối khoáng biển Chết được biết đến là trợ thủ đắc lực của những bệnh nhân mắc căn bệnh vảy nến. Với độ mặn gấp 10 lần các loại muối thông thường. Muối biển chết có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn. Hạn chế tình trạng bệnh không lan rộng. 

Bên cạnh đó trong muối dầu tẩy da chết Secret có chứa thành phần tinh dầu thực vật, chiết xuất thiên nhiên. Giúp bổ sung độ ẩm cho da. Làm dịu những vùng da khô, bong tróc.

Kết 

Vảy nến toàn thân là một căn bệnh mãn tính, không thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu chọn đúng phương pháp điều trị có thể ngăn ngừa bệnh tái phát và trở nặng. Ngay khi có biểu hiện của vảy nến nên đến các địa chỉ y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

 

 

 

 

 

Trả lời

0904144431