2% Dân số Châu Á đang mắc phải các triệu chứng của bệnh vảy nến. Chúng gây ra không ít phiền toái về mặt thẩm mỹ và tâm lý. Tuy là một căn bệnh ngoài da nhưng căn bệnh này tương đối khó điều trị. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này trước tiên cần hiểu rõ vảy nến là gì? Và các thể biểu hiện của bệnh.
Mục lục bài viết
1. Vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến tên tiếng anh là Psoriasis. Đây là một dạng tổn thương ngoài da, được Y học hiện đại xếp vào loại bệnh tự miễn dịch mãn tính.
Bệnh xảy ra do sự tích tụ các tế bào da bất thường. Dẫn đến làm co giãn bề mặt da, khiến da bị tổn thương. Tại vùng da tổn thương này sẽ hình thành các vảy màu trắng bạc và viêm đỏ. Ở một số người, vùng da đóng vảy có thể bị nứt và chảy máu. Khi mắc bệnh, các mạch máu và lớp biểu bì nằm sâu bên dưới cũng bị ảnh hưởng.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê ở Việt Nam, số người bị bệnh vảy nến chiếm khoảng 5% tổng số ca bệnh da liễu. Trong đó, người bệnh ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi nhiều hơn trẻ em dưới 10 tuổi.
2. 5 Triệu chứng thường đầu tiên thường gặp ở bệnh vảy nến
Việc nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh và điều trị bệnh tốt hơn. 5 Triệu chứng điển hình thường thấy là:
2.1. Da mẩn đỏ
Đây là dấu hiệu đầu tiên. thường thấy nhất ở những người mắc bệnh vảy nến. Các vùng da tổn thương sẽ có hiện tượng ửng đỏ, nổi thành mảng.
2.2. Hình thành mảng trắng
Xung quanh các vết ửng đỏ sẽ xuất hiện lớp màu trắng đục như lớp vảy. Số lượng vảy trắng ít hay nhiều tùy thuộc tình trạng bệnh. Khi cạy vảy trắng này ra, sẽ thấy những lớp sừng chồng lên nhau.
Đó chính là các tế bào da chết tích tụ lại. Vảy trắng hay các tế bào da chết dễ bong tróc, rơi rụng.
2.3. Da bị tổn thương
Các vị trí như khuỷu tay, móng tay, mông, vùng da xương cùng, đầu gối, móng chân… là những vị trí dễ tổn thương khi bị bệnh. Kích thước vùng da tổn thương chỉ khoảng vài milimet đến vài centimet.
2.4. Ngứa da
Bên cạnh những dấu hiệu tổn thương, sẽ kèm theo cảm giác ngứa. Những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên và rất dữ dội. Gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi.
2.5. Tổn thương khớp
Khi bị vảy nến, người bệnh đồng thời có thể bị viêm khớp. Thống kê cho thấy có đến gần 20% người bệnh bị biến dạng khớp, cứng khớp. Gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến vận động, di chuyển.
3. Cách nhận diện các thể của bệnh vảy nến
3.1. Bệnh vảy nến Plaque

Hay còn gọi được gọi là vảy nến thể mảng bám. Đây là một trong những thể phổ biến nhất thường thấy. Có tới 90% bệnh nhân biểu hiện bệnh ở thể này.
Dấu hiệu thường thấy ở thể này là: khô da, tổn thương đỏ, vùng tổn thương tăng lên dạng vảy bạc, bong tróc. Chúng thường xuất hiện ở các khu vực như: khuỷu tay, đầu gối, da đầu. Thậm chí nó có thể được tìm thấy bất cứ nơi nào trên cơ thể.
3.2. Bệnh vảy nến Guttate

Hay còn được gọi là vảy nến thể tròn. Đặc điểm thường thấy là các vết tổn thương dạng đốm hình tròn. Chúng thường không lồi lên như vảy nến Plaque. Có thể xuất hiện lần đầu khi còn nhỏ hoặc trong những năm đầu khi mới trưởng thành. Ở một số trường hợp chúng xuất hiện khá đột ngột.
3.3. Bệnh vảy nến Inverse

Hay còn được gọi là vẩy nến thể nghịch (uốn) hoặc vẩy nến da tiết bã. Chúng thường được tìm thấy ở các nếp gấp và các vùng da có nếp nhăn trên cơ thể. Như nách, háng, phía dưới ngực hay vùng mông. Những vùng này cũng có thể trở nên bị rát khi bị va chạm và/hoặc khi đổ mồ hôi.
Người mắc bệnh này có xu hướng ẩm ướt hơn so với các hình thức khác. Không bong tróc nhưng gây cảm giác rất khó chịu.
3.4. Bệnh vảy nến Pustular
Thường thấy ở người trưởng thành. Đặc điểm nhận diện là các vết phỏng rộp có mủ trắng, không bị nhiễm trùng bởi vì chúng có chứa tế bào bạch cầu. Những vết phỏng rộp này sẽ làm vùng da chung quanh đỏ lên. Một số trường hợp có thể giữ nguyên hoặc lan rộng ra các vùng da xung quanh.
3.5. Bệnh vảy nến Erythrodermic
là hiện tượng viêm da tự nhiên và do đó thường ảnh hưởng đến nhiều vùng da của cơ thể. Các vùng da bị đỏ và bong lớp vảy ở diện rộng gây nên đau đớn và khó chịu.
4. Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Mặc dù vảy nến được xem là một căn bệnh mãn tính. Nhưng nếu duy trì những thói quen có lợi thì vẫn có thể phòng ngừa bệnh tái phát. Đồng thời, đây cũng là cách hỗ trợ điều trị giúp cho quá trình dùng thuốc đạt tác dụng tối ưu hơn.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng để phòng ngừa bệnh tái phát:
4.1. Vệ sinh da thường xuyên
Những người mắc bệnh vảy nến hoặc có nguy cơ mắc bệnh vảy nến cần đặc biệt lưu ý vệ sinh làn da sạch sẽ hàng ngày. Không nên tắm nước quá nóng. Không nên sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội có chất tẩy rửa mạnh.
Sau khi tắm, cần lau khô và sử dụng kem dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra cần lưu ý tẩy da chết định kỳ để tránh tình trạng lớp sừng quá dày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi khiến bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, người bệnh không nên tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, nguồn nước nhiễm khuẩn hay hóa chất độc hại.
4.2. Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da từ tự nhiên
Các sản phẩm dưỡng ẩm cho da giúp duy trì độ ẩm và làm dịu sẽ giữ tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng, hạn chế bệnh tái phát.
Có thể tham khảo sản phẩm tẩy da chết từ muối thiên nhiên vừa giúp loại bỏ bớt tế bào sừng. Vừa giúp bổ sung các dưỡng chất dưỡng ẩm cho da, ngăn ngừa bệnh tái phát nặng hơn.
Muối tắm tẩy da chếtBệnh vảy nến là bệnh viêm da mãn tính, đến nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Tốt nhất, chúng ta nên phòng ngừa bệnh từ sớm bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ. Nếu có các dấu hiệu của bệnh vảy nến, bạn cần xác định rõ nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh để lựa chọn cách chữa thích hợp nhất.