8 loại mụn trên da và cách xử lý

Mụn xuất hiện khi có quá nhiều chất nhờn tồn tại ở lỗ chân lông bị bít kín – tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc. Mụn gồm nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Bắt đầu từ lúc hình thành nhân mụn, chuyển sang mụn đầu đen (hoặc đầu trắng), sau đó chuyển sang mụn đỏ viêm nhẹ và cuối cùng là chuyển sang mụn bọc có mủ nhiều và viêm nặng. Việc nhận biết chính xác các loại mụn giúp chúng ta có phương pháp điều trị hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm. Mời bạn cùng Tuấn xem bài viết này để hiểu sâu hơn về các loại mụn

Sợi bã nhờn

Sợi bã nhờn không phải là mụn nhưng lại thường dễ bị nhầm lẫn với mụn đầu đen. sợi bã nhờn xuất hiện nhiều ở vùng mũi. Là những ống nhỏ chứa bã nhờn, do tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm làm chúng có màu đen nên mọi người thường bị nhầm lẫn. Khi bóp chúng ra có dạng sợi mảnh, trắng. Nếu chúng ta không giữ cho da sạch sẽ, thông thoáng thì dễ dàng bị tắc nghẽn các lỗ chân lông gây mụn đầu đen

Hướng điều trị: Không thể khiến chúng biến mất hoàn toàn. Nếu bạn dùng keo hay miếng dán lột mụn thì một thời gian sau chúng vẫn quay trở lại. Nên để chúng không gây mất thẩm mỹ khuôn mặt thì bạn nên xông hơi mặt hàng tuần, tẩy tế bào chết, đắp mặt nạ tự nhiên, dùng nước hoa hồng…. để làm sạch sâu da một các an toàn, hiệu quả

Mụn ẩn

Mụn ẩn, cái tên của nó thực sự nói lên tất cả, có thể ví nó như một khối bức bí nằm ẩn sâu dưới da, không nhìn thấy đầu mụn, khiến da hơi gồ ghề và không được mịn màng và tất nhiên là da không thể đào thải mụn ra ngoài. Mụn này thường dưới da lâu hơn các mụn khác và chân nó khá sâu vì thế nếu tự nặn hoặc không nặn hết sẽ khiến tình trạng mụn nặng thêm dẫn đến sung viêm thành mụn u, mụn mủ. Mụn ẩn càng lâu thì sẹo rỗ sau này sẽ càng dễ hình thành bấy nhiêu

Mụn ẩn ở má – Cách phòng tránh và xử lý

Điều trị: Mụn ẩn mức độ nhẹ có thể dần tự hết nếu đảm bảo chăm sóc và làm sạch da đúng cách. Tuy nhiên tự hết cũng đồng nghĩa với việc nó dễ tái đi tại lãi nhiều lần. Vì thế để triệt để vấn đề mụn ẩn thì ngoài việc làm sạch da đúng cách các bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm trị mụn an toàn giúp đẩy mụn lên trên bề mặt và đợi nhân mụn khô để loại ra khỏi bề mặt. Tuyệt đối không nên nặn mụn ẩn vì tổn thương để lại có thể là sẹo lõm gây mất thẩm mỹ về sau này

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng hình thành do da có quá nhiều dầu, kết hợp với các tế bào chết gây tắc nghẽn chân lông gây ra mụn. Nhân mụn nằm trong lỗ chân lông, cứng, có màu trắng. Mụn có thể nổi trên da mặt nhưng không sưng, không đỏ.

Điều trị: Để trị mụn này, cần phải vệ sinh da sạch mỗi ngày với sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần, dùng nước hoa hồng sau khi rửa mặt để chân bằng da và thu nhỏ lỗ chân lông. Thường xuyên vệ sinh, loại bỏ dầu trên da tránh bít tắc lỗ chân lông. Sử dụng các loại thuốc trị mụn, kiểm soát dầu. Sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên vừa trị mụn, vừa nuôi dưỡng da. Đặc biệt, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp và khoa học để giữ cân bằng nội tiết trong tố cơ thể. Tránh tự cạy nặn mụn bằng tay bẩn khiến nốt mụn bị viêm nhiễm

Mụn đầu đen

Nguyên nhân gây mụn giống như mụn đầu trắng, nhưng do nằm ở các lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bên ngoài nên bị oxy hóa chuyển thành màu đen. Mụn đầu đen thường xuất hiện nhiều nhất ở mũi. Mụn đầu đen cũng có thể chuyển thành mụn viêm nặng nếu không được xử lý đúng cách.

Mụn đầu đen – Trị mụn tại nhà

Điều trị: Cách điều trị mụn đầu đen cũng tương tự như mụn đầu trắng. Vệ sinh da mặt sạch sẽ. Sử dụng các loại mặt nạ bùn tự nhiên

Mụn đỏ

Mụn đỏ là loại mụn sưng tấy đỏ và đau, khó thấy được nhân mụn nên khó lấy nhân mụn ra ngoài. Mụn đỏ có khả năng dẫn đến mụn bọc, mụn nang rất cao nếu không được điều trị đúng cách. Vệ sinh da mặt không đúng, dùng mỹ phẩm kém chất lượng và thói quen cạy nặn mụn là những nguyên nhân phổ biến khiến da bị nổi mụn đỏ

Điều trị: Để trị mụn đỏ, cần vệ sinh da mặt và giữ da mặt luôn sạch sẽ. Hạn chế trang điểm trong quá trình điều trị. Sử dụng các sản phẩm trị mụn có khả năng giảm sưng viêm, làm khô cồi mụn. Không nên cạy nặn mụn khi mụn chưa chín mùi. Nếu cồi mụn cứng và sâu thì nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để xử lý đúng cách. Sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên vừa trị mụn, vừa nuôi dưỡng da

Mụn mủ

Mụn mủ xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc và gặp tình trạng viêm. Đặc điểm chính của húng là có mủ màu trắng hoặc vàng với đầu mụn tương đối to và đau khi chạm vào. Nếu nặn ngay khi chúng mới xuất hiện sẽ gây ra tình trạng mụn mọc lại, viêm hoặc tạo thành sẹo lõm.

Điều trị: Với loại mụn này, bạn nên kiên nhẫn chờ đến khi chúng chín, có đầu màu vàng và có thể nặn để loại bỏ. Bạn cần lưu ý làm sạch tay và da mặt khi nặn chúng sau đó lau nhẹ với dung dịch nước muối loãng.

Mụn bọc

Mụn bọc là loại mụn viêm khá nặng, sưng to, cứng và đỏ hơn mụn đỏ và mụn mủ. Mụn bọc thường chứa nhiều mủ ở bên trong và gây đau nhức nhiều, dễ để lại sẹo sau khi lành mụn do viêm nhiễm ăn sâu dưới tế bào da.

Mụn bọc ở mũi – Nguyên nhân và cách xử lý

Điều trị: Mụn bọc có thể để lại sẹo nên tốt nhất, bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa da liễu để bác sĩ thăm khám cụ thể và kê thuốc phù hợp. Bác sĩ da liễu sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dạng uống hay bôi tại chỗ hoặc cả hai để giúp kháng viêm và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Mụn nang

Loại mụn trứng cá có đường kính to gần như mụn mủ, chân sâu, sưng đỏ, và có nhiều mủ được gọi là mụn dạng nang. Lúc này viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới tế bào da gây nên sẽ để lại sẹo lõm sau khi điều trị. Loại mụn này sẽ gây đau nhức.

Điều trị: Bạn không được tự ý điều trị mụn nang mà cần phải được bác sĩ da liễu khám và hướng dẫn chi tiết để tránh tổn thương da nặng hơn. Mụn nang được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm có chứa steroids đường uống và bôi, có thể kết hợp thuốc tiêm trong trường hợp viêm nặng kèm theo sốt. Đồng thời, chăm sóc da đúng cách và sinh hoạt hợp lý.

Trả lời

0904144431