Mụn ở tuổi dậy thì nam và nữ: Nguyên nhân & giải pháp

Tình trạng nổi mụn liên tục trong độ tuổi dậy thì khiến các bạn trẻ cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi ra ngoài. Cùng Seacret tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp cải thiện mụn ở tuổi dậy thì nam và nữ trong bài viết dưới đây!

Các dạng mụn ở tuổi dậy thì thường gặp

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen được coi là cấp độ đầu của mụn trứng cá, chúng không gây đau viêm và nổi cộm trên bề mặt da. Mụn đầu đen thường tập trung ở nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, mở đường cho bụi bẩn và các tế bào chết tắc nghẽn tại đây, không di chuyển được. Hoạt động này hình thành nên các sợi bã nhờn chứa melanin. Khi lỗ chân lông mở ra sẽ bị ô xy hóa do tiếp xúc với không khí bên ngoài và chuyển sang màu đen.

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng là biểu hiện nhẹ của mụn trứng cá. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là những nốt mụn nhỏ màu trắng trên da, xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và ẩn sâu dưới nang lông.

Mụn Mủ

Mụn mủ là tình trạng da nổi phồng lên một mảng, bên trong chứa chất lỏng màu trắng ngà. Loại mụn này khiến người bị cảm thấy đau nhức và ngứa ngáy. Chúng được hình thành do vệ sinh da mặt không sạch dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và khiến da mặt tiết nhiều dầu thừa khó kiểm soát. Đây là loại mụn được khuyến cáo là không nên tự ý nặn bởi chúng sẽ khiến da tổn thương và lan rộng ra gây thâm mụn, nặng hơn là gây sẹo.

Mụn bọc

Mụn bọc là một thể nặng của mụn trứng cá có kích thước lớn, viêm đỏ, bên trong thường có nhân cứng và mủ trắng. Đây là loại mụn hình thành do bị nhiễm vi khuẩn P.acnes có sẵn trong da. Lỗ chân lông bị bít tắc bởi bã nhờn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh, gây viêm nhiễm, nổi mụn. Mụn bọc chỉ xuất hiện ở dạng chấm đỏ hơi nổi trên bề mặt da. Sau vài ngày, mụn viêm đỏ hơn, sưng nóng và ứ mủ ở bên trong gây đau nhức và khó chịu.

Các loại mụn thường gặp

Những nguyên nhân hình thành mụn ở tuổi dậy thì

Thay đổi nội tiết trong cơ thể

Có gần 80% thanh thiếu niên bị nổi mụn trong độ tuổi dậy thì. Về mặt sinh lý, khi bước vào giai đoạn này, có sự gia tăng sản xuất hormone giới tính mạnh mẽ trong cơ thể, thậm chí nhiều đến mức dư thừa và thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động liên tục, sản sinh thêm nhiều dầu hơn. Do đó, lỗ chân lông dễ bị bít tắc và vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh mẽ hơn.

Chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh

Vai trò của chế độ ăn uống đối với mụn cũng rất quan trọng, đặc biệt là đối với các thể nhẹ đến nặng của mụn trứng cá. Một số loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, khi đó cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gọi là insulin, khiến các tuyến dầu sản xuất nhiều dầu hơn, làm tăng nguy cơ bị mụn.

Thiếu ngủ hay thức khuya sẽ làm thay đổi một số hormone quan trọng trong cơ thể và là nguyên nhân chính khiến làn da dễ bị nổi mụn. Việc ngủ không đầy đủ hay giấc ngủ không chất lượng có thể làm ảnh hưởng đến đầu óc và thể chất, kể cả làn da của chúng ta. Khi thiếu ngủ triền miên, trạng thái viêm nhiễm sẽ cản trở chức năng miễn dịch của cơ thể. Đây có thể là lý do tại sao thiếu ngủ có thể gây ra các loại mụn

Căng thẳng kéo dài

Lo âu, căng thẳng là thủ phạm khiến tình trạng da mụn kéo dài. Bởi khi đó, cơ thể sản xuất ra nhiều cortisol – một loại hormone tác động đến hệ thần kinh, kích thích tuyến dầu và thúc đẩy thể mụn trứng cá.

Gợi ý một số giải pháp giảm thiểu tình trạng mụn ở tuổi dậy thì bằng khoáng chất thiên nhiên từ biển chết

Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Một chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Rau xanh và các loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin C sẽ giúp tái tạo tế bào da và cung cấp đủ nước để giữ cho da ẩm mượt. Khoai lang, cà rốt, bí ngô, rau chân vịt,… là những thực phẩm rất giàu carotenoid – chất này được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, giúp giảm các phản ứng gây viêm sưng trong trường hợp bị nhiễm trùng. Nếu cung cấp cho cơ thể một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, mụn trứng cá hay vết thâm cứng đầu sẽ dần biến mất, đem lại cho bạn làn da trắng sáng rạng rỡ.

Bên cạnh các chế độ ăn và sinh hoạt các bạn có thể bổ sung thêm Booster giúp bổ sung thêm Canxi Cacbonat, Magiê Cacbonat, Muối khác (Muối Hồng Himalaya), Kali Hydrocacbonat.

Quy trình chăm sóc da hàng ngày

  • Rửa mặt không quá hai lần một ngày. Tránh kỳ cọ, ma sát da mặt dễ làm tổn thương da, có thể dùng Sản phẩm Mud Soap từ khoáng chất biển chết.
  • Bổ sung đủ nước 2 lít mỗi ngày, tập thói quen uống nước, đừng chỉ uống khi khát: Khi cơ thể mất nước, các tuyến dầu của da sản xuất nhiều dầu hơn. Mất nước cũng làm cho làn da xỉn màu và đẩy nhanh quá trình viêm và mẩn đỏ. Hãy bổ sung đủ 2 lít mỗi ngày, tập thói quen uống nước, đừng chỉ uống khi khát.
  • Giữ mặt sạch, không chạm tay lên mặt, không tự ý nặn mụn: các yếu tố đến đều góp phần làm lan tràn vi khuẩn bám vào da làm tình trạng viêm trở nên nặng nề.
  • Lựa chọn các sản phẩm da, mỹ phẩm thật cẩn trọng: Tránh các sản phẩm trang điểm và da có chứa dầu. Nếu sử dụng kem dưỡng ẩm nên chọn loại ít gây bít lỗ chân lông. Có thể tham khảo kem dưỡng ẩm giúp cân bằng da mặt
  • Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều hoa quả và rau củ (đặc biệt là rau củ chứa nhiều Beta-carotene)
  • Giảm căng thẳng, áp lưc, duy trì thái độ vui vẻ.
  • Lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp. Thoa kem chống nắng hàng ngày.

Mụn tuổi dậy thì có tự hết không? 

Tuỳ vào cơ địa mỗi cá nhân, mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có thể tự hết, thông thường xảy ở  mụn trứng cá nhẹ: mụn cám ,mụn đầu đen, mụn đầu trắng,….nếu chăm sóc da đúng cách và khoa học. Nhưng cũng có nhiều người bị mụn tuổi dậy thì “đeo bám” đến tuổi trưởng thành, để lại di chứng cho làn da như rối loạn sắc tố hoặc sẹo, gây ảnh hưởng về mặt tâm lý, tự ti trong giao tiếp xã hội khi tình trạng mụn kéo dài.

Thay vì chờ đợi mụn tự hết, chúng ta chăm sóc da mặt đúng quy trình để bạn nhanh chóng hết mụn và sớm lấy lại tự tin trong các cuộc gặp gỡ, vui chơi

Trả lời

0904144431