Phân biệt giữa tẩy tế bào chết da mặt và peel da? Peel da có an toàn không?

Công nghệ làm đẹp và điều kiện sống được cải thiện giúp chị em ngày càng được tiếp cận với những hình thức làm đẹp an toàn và hiệu quả. Nếu đã quá quen thuộc với hình thức tẩy tế bào chết da mặt bằng phương pháp cơ học và sinh hóa học, gần đây chị em đang sốt sình sịch với phương pháp làm đẹp mới – peel da (thay da sinh học). Peel da có an toàn không? Peel da khác gì với tẩy tế bào chết thông thường, các nàng hãy cùng Seacret giải đáp cùng chuyên đề hôm nay nhé

1.Tẩy tế bào chết da mặt cơ bản gồm những phương pháp nào?

Đường, muối, yến mạch… đều là những nguyên liệu thiên nhiên giúp tẩy tế bào chết da mặt
(Nguồn: Internet)

Chắc hẳn chị em đã quá quen thuộc với các hình thức tẩy tế bào chết da mặt cơ bản bao gồm: tẩy tế bào chết vật lý, hoặc tẩy tế bào chết sinh, hóa học 

  • Tẩy tế bào chết vật lý: chủ yếu gồm 2 hình thức chính là dạng hạt (scrubs). Tẩy tế bào chết dạng hạt có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như: yến mạch, đường, muối…hoặc một số sản phẩm tẩy tế bào chết da mặt sẵn có để có thể lấy đi tế bào chết trên bề mặt da. Phương pháp này khá lành tính, giúp da mịn màng ngay sau khi thực hiện nhưng nếu tác động lực massage quá mạnh có thể khiến da bị tổn thương. Do đó 1 tips chị em có thể thực hiện là làm ẩm ướt da mặt, lúc này nước sẽ làm giảm tác động massage của hạt trên bề mặt da, giúp các hạt đi dễ hơn. 
  • Tẩy tế bào chết sinh/ hóa học: dựa trên cơ chế hòa tan của axit có trong thành phần tẩy tế bào chết hóa học, các liên kết da đứt gãy và loại bỏ các tế bào chết da mặt. 3 dạng chủ yếu của tẩy tế bào chết hóa học gồm:
  • AHA & BHA: khác với BHA, AHA là một loại có tính tan trong nước (water-soluble), nên không phải hình thức tẩy sâu, mà chỉ có thể tác động tẩy tế bào chết trên bề mặt. AHA phù hợp với tẩy da chết do da không đều màu, do bị nhăn nheo, da bị sạm do ánh nắng mặt trời,…trong khi BHA có tính tẩy sâu hơn
  • Treatment: cũng là tinh chất nhưng kém hơn serum một chút, giúp cho da bong tróc tự nhiên mà không tác động quá nhiều lực cơ học. Phương pháp này phù hợp với da khô, da thường và da lão hóa, lưu ý da dầu thì có thể sử dụng 1 lần/ 1 tuần ở liều cao 
  • Peel da: hay lột mặt nạ hóa chất (chemical peeling)- đây là hình thức mạnh nhất của AHA. Đây là hình thức đòi hỏi tay nghề và kiến thức mỹ phẩm cao, nên thường không được phổ dụng mà chỉ tìm thấy trong một số spa hoặc da liễu.  được tìm thấy trong trái cây và thực vật khác xuất hiện tự nhiên các axit hữu cơ.

2.Peel da là gì? Peel da giúp tẩy tế bào chết da mặt như thế nào?

Cần lựa chọn hình thức peel da phù hợp (Nguồn: Internet)

Peel da (hay còn gọi là Chemical peel), chị em có thể hiểu là một kỹ thuật được thực hiện bởi điều dưỡng, kỹ thuật viên, bác sĩ da liễu, theo đó dùng các chất hóa học để loại bỏ các lớp tế bào ngoài cùng có nhiều khuyết điểm, đồng thời kích thích tế bào mới phát sinh bằng chính phần phụ còn sót lại từ lớp thượng bì.

Lột mặt nạ hóa học có thể lột tùy theo từng cấp độ khác nhau: cấp độ nhẹ, cấp độ trung bình, cấp độ sâu. Cấp độ peel da phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: nồng độ axit (hay PH), tỷ lệ glycolic, và thời gian peel da.

  • Peel da cấp độ nhẹ (Superficial peel):phương pháp này dùng axit có nồng độ tương đối thấp, chủ yếu tẩy tế bào chết ở lớp biểu bì (lớp trên cùng của da) một cách nhẹ nhàng. Cách này không tác động vào mô sống (lớp hạ bì), và hiệu quả đối với da rám nắng hay không đều màu, không gây tê nhiều. 
  • Peel da cấp độ trung bình (medium peels): đây là phương pháp không thể thực hiện tại nhà, vì cần biện pháp gây tê/ làm lạnh để tránh bỏng da, nó có tác động đến mô sống (lớp hạ bì). Quy trình này có thể dùng dạng axit nồng độ vừa TCA (axit trichloroacetic) và glycolic 60-70%, tác động sâu và có thể loại bỏ gốc nám trên da. 
  • Peel da cấp độ sâu (deep peels): tác động sâu đến tế bào lưới của da, giúp cải thiện nếp nhăn và trẻ hóa làn da. Mặc dù kết quả của phương pháp này khá ấn tượng, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro, và phải đến 10 ngày sau thì da bạn mới có thể lành được. 

Dù là dùng phương pháp peel da với cấp độ nào, thì việc tránh nắng sau khi điều trị là nguyên tắc các nàng cần nhớ, hãy hạn chế tối đa hoặc tốt hơn nên dùng kỳ nghỉ dài ngày của mình để thực hiện thư giãn điều trị tại spa theo phương pháp này. 

3. Vậy nên áp dụng phương pháp tẩy tế bào chết da mặt nào?

Tẩy tế bào chết Muối Dầu Biển Chết – Salt & Oil Scrub (Nguồn: myphamseacret.com)

Như vậy, Seacret đã giới thiệu với chị em tất tần tật những kiến thức và tips về tẩy tế bào chết. Nếu có đủ thời gian để trải nghiệm một kỳ nghỉ tại spa, các chị em có thể trải nghiệm peel da tại spa. Tuy nhiên, đối với thói quen chăm sóc da thường xuyên, Seacret khuyến khích các nàng nên tìm kiếm một sản phẩm tẩy tế bào chết từ thiên như: tẩy tế bào chết da mặt Seacret từ muối biển chết (Salt & Oil Scrub).

Với hàm lượng muối từ biển chết cao giúp kháng khuẩn và tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Khắc phục điểm trừ của những sản phẩm dạng Scrub hiện nay là khá thô, lượng tinh dầu từ hạt jojoba và tinh dầu lưu ly có trong Salt & Oil Scrub, vừa giúp quá trình massage nhẹ nhàng hiệu quả, lại giàu Vitamin E và tinh dầu giúp cải thiện độ ẩm và hạn chế lão hóa da hiệu quả.

Nếu các nàng vẫn còn trăn trở gì, hoặc tìm kiếm một sản phẩm phù hợp với làn da của mình, đừng ngại bắc máy gọi ngay về  (+84)904144431 để được tư vấn miễn phí chị em nhé. 

Trả lời

0904144431