7 cách trị rạn da lâu năm hiệu quả

Những vết rạn da lâu năm in hằn trên da không chỉ làm thay đổi diện mạo tổng thể của làn da mà còn khiến phái đẹp mất tự tin vào cơ thể của bản thân. Tuy nhiên, chị em không cần phải quá lo lắng mà hãy áp dụng ngay các cách trị rạn da lâu năm hiệu quả sau đây.

Theo các chuyên gia, làn da của chúng ta có chung tông màu. Tuy nhiên, vì một bất thường nào đó, có thể là do tăng cân hoặc sau sinh, da bị kéo giãn quá mức và bắt đầu hình thành những vết rạn. Thông thường, rạn da thường xuất hiện nhiều ở đùi, bắp chân, mông và bụng. Ban đầu các vết rạn da có màu đỏ hồng nhưng theo thời gian chúng chuyển thành màu trắng và in hằn trên da. Đây chính là lý do khiến làn da không còn mịn màng như trước, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tâm lý của chị em.

Rạn da lâu năm có chữa khỏi được không?

Theo các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp, rạn da lâu năm là tình trạng đứt gãy các mô liên kết gồm sợ elastin và collagen dẫn đến da mất đi tính đàn hồi tự nhiên trong nhiều năm. Hiện tượng này vẫn có thể được cải thiện và chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chị em chỉ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc từ bên trong lẫn bên ngoài để cải thiện tình trạng rạn da lâu năm. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên phái đẹp nên có kế hoạch phòng ngừa và điều trị rạn da sớm. Có như vậy mới giúp duy trì được làn da đẹp và căng mịn.

7 cách trị rạn da lâu năm tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả

Để làm mờ rạn da lâu năm, hầu hết chị em thường sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên bởi tính dễ kiếm và khá an toàn đối với da. Dưới đây là các cách trị rạn da lâu năm phái đẹp có thể áp dụng để thoát khỏi các vết rạn da xấu xí.

1. Dầu ô liu

Dầu ô liu là một trong những chất nuôi dưỡng da tuyệt vời. Chúng giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất giúp da trở nên mềm mượt và căng mịn sau thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, nguyên liệu tự nhiên này còn chứa lượng lớn vitamin E và chất béo lành mạnh có tác dụng đẩy nhanh quá trình chữa lành các tế bào da bị rạn.

+ Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng 3 – 4 muỗng dầu ô liu cho vào chảo và hâm ấm
  • Tiếp đó chuyển dầu sang một cái bát nhỏ, chờ dầu nguội đến nhiệt độ có thể dùng được
  • Dùng bông gòn thấm dầu và bôi lên vùng da bị rạn
  • Sau đó tiến hành massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong vòng 5 phút

Để cải thiện vết rạn da, chị em chỉ cần dùng dầu ô liu mỗi ngày. Thực hiện liên tục cho đến khi nhận được kết quả tốt.

Thường xuyên sử dụng dầu ô liu giúp trị rạn da lâu năm hiệu quả

2. Chanh

Một trong những cách đơn giản để xóa vết rạn da lâu năm là chị em nên thoa nước cốt chanh. Trong nước chanh có chứa lượng lớn acid citric có tác dụng làm giảm và chữa lành vết rạn da. Ngoài ra, chanh cũng được xem là biện pháp tự nhiên giúp khắc phục một số vấn đề khác về da như mụn nhọt, mụn trứng cá,…

+ Cách làm như sau:

  • Dùng 1 quả chanh đem rửa sạch và bổ đôi, vắt lấy nước cốt
  • Thoa đều nước cốt chanh lên làn da bị rạn lâu nam như cánh tay, mông, đùi,… 
  • Sau đó tiến hành massage nhe nhàng trong vòng 3 phút 
  • Chờ 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm

Lưu ý: Chanh có tính acid cao có thể gây kích ứng khiến da bị mẩn đỏ. Do đó, trong quá trình sử dụng nếu da nhạy cảm, các bạn nên pha loãng nước cốt chanh với nước.

3. Trà đen

Trà đen cũng là một trong những cách giúp chữa rạn da lâu năm hiệu quả. Bởi trong thức uống này có chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa có tác dụng giúp làm lành những tổn thương trên da, đồng thời giúp kiểm soát sắc tố da.

+ Cách massage trà đen như sau:

  • Dùng 2 muỗng trà đen hãm trong cốc nước khoảng 5 phút
  • Sau đó lọc lấy nước và hòa tan chung với 1 muỗng muối
  • Chờ nước trà nguội rồi thoa lên vùng da bị rạn 
  • Trong quá trình thoa nên massage nhẹ nhàng

Để nhận được kết quả điều trị rạn da lâu năm như mong muốn, chị em nên thực hiện đều đặn 3 – 4 lần mỗi ngày.

Cách làm mờ vết rạn da lâu năm đơn giản tại nhà chỉ bằng 2 muỗng bột trà đen

4. Dầu dừa

Chị em có thể cải thiện làn da bị rạn lâu năm bằng dầu dừa. Không chỉ giúp làm mờ vết rạn, thành phần vitamin E chứa trong dầu dừa lại có tác dụng giúp dưỡng ẩm và làm mềm mịn da. Để khắc phục tình trạng rạn da và lấy lại tự tin, chị em hãy dùng dầu dừa thoa lên vùng da bị rạn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, các chị chỉ nên lấy lượng dầu dừa phù hợp, không nên dùng quá nhiều. Nguyên nhân là do dầu dừa có tính chất nhờn dính có thể gây dính lên áo quần.

5. Nghệ tươi

Chị em có thể sử dụng nghệ tươi cải thiện vết rạn trên da theo những cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng 1 – 2 củ nghệ tươi đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch và giã nát. Sau đó trộn chung với sữa chua theo tỷ lệ 1:1. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên vùng da bị rạn và để trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì sử dụng 2 – 3 lần/ tuần sẽ giúp làm mờ vết rạn trên da
  • Cách 2: Nghệ tươi đem giã nát và ngâm với rượu trắng trong bình kín. Dùng nước rượu này thoa lên vùng da bị rạn khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để nhận được kết quả tốt
Xóa vết rạn da lâu năm hiệu quả chỉ bằng 1 muỗng nghệ và sữa chua

6. Khoai tây

Khoai tây có thể làm sáng da một cách tự nhiên và nếu sử dụng trong thời gian dài chúng có thể giúp làm mờ vết rạn trên da. Không những thế, các hoạt chất dinh dưỡng có trong nó còn giúp thúc đẩy tái tạo tế bào và cung cấp độ ẩm, giúp da mềm mịn.

+ Cách làm như sau:

  • Cắt một vài lát khoai tây sống rồi nhẹ nhàng chà xát lên vùng da bị rạn
  • Sau đó chờ 15 phút cho dịch chiết từ khoai tây khô rồi dùng nước ấm rửa lại
  • Cuối cùng thoa kem dưỡng ẩm

Với cách trị rạn da lâu năm tại nhà này, chị em chỉ cần thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, các vết rạn trên da sẽ dần dần biến mất sau đó một thời gian.

7. Nha đam

Nha đam có công dụng dưỡng ẩm và giúp phục hồi các tổn thương trên da. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cải thiện độ săn chắc cho da, đồng thời giúp làm mờ vết rạn lâu năm trên da.

+ Cách thực hiện như sau: 

  • Sử dụng 1 nhánh nha đam đem gọt bỏ phần vỏ xanh và rửa sạch
  • Sau đó lấy phần gel và trộn đều với 1 – 2 viên nang vitamin E
  • Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị rạn ở cánh tay hoặc đùi
  • Để hỗn hợp này trên da khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm

Kiên trì sử dụng đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nha đam chữa rạn da lâu năm, chị em nên thận trọng. Bởi nguyên liệu tự nhiên này có thể gây kích ứng da dẫn đến ngứa hoặc đỏ rát trên da. Do đó, để tránh tình trạng dị ứng, trước khi dùng nha đam trên diện rộng, các chị nên dùng một lượng nhỏ gel bôi lên vùng da dưới cánh tay. Nếu sau 24h da xuất hiện các mảng đỏ, chị em không nên dùng và ngược lại.

Sử dụng gel nha đam thường xuyên giúp làm mờ vết rạn trên da

7 cách trị rạn da lâu năm bằng công nghệ tiên tiến

Nếu các biện pháp điều trị tự nhiên tại nhà không mang lại hiệu quả, chị em có thể thử các phương pháp điều trị bằng thiết bị hiện đại dưới đây.

1. Liệu pháp Laser

Liệu pháp Laser là phương pháp điều trị không xâm lấn giúp loại bỏ rạn da bằng cách sử dụng xung ánh sáng. Phương pháp điều trị này rất dễ dàng, thường mang lại hiệu quả chỉ sau 30 phút thực hiện, đặc biệt khá an toàn. Sau khi trị liệu xong, vùng điều trị sẽ được chữa lành, các vết rạn trên da sẽ biến mất và lớp da mới sẽ hình thành.

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ rạn da của mỗi người mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Cụ thể, có người chỉ mất vài ngày nhưng một số khác có thể mất vài tuần, nhất là ở những người có vùng da bị rạn lớn. Lưu ý, sau khi điều trị bằng Laser, vùng da điều trị có thể xuất hiện các vết đỏ và ở một số người có thể bị phồng rộp. Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ biến mất sau đó một thời gian nên chị em không cần lo lắng.

2. Phẫu thuật da (Abdominoplasty)

Phẫu thuật da là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất dành cho những đối tượng muối loại bỏ vết rạn da vĩnh viễn. Phẫu thuật da thường được sử dụng để loại bỏ vết rạn phổ biến nhất là Abdominoplasty (phẫu thuật tạo hình). Đây là một thủ tục phẫu thuật thâm mỹ thường được sử dụng ở những đối tượng có các mô lỏng lẻo và chảy xệ sau khi giảm cân hoặc mang thai.

Phương pháp phẫu thuật này giúp loại bỏ vĩnh viễn các vết rạn trên da. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là có thể để lại sẹo và đi kèm với một số rủi ro về sức khỏe. Do đó, trước khi lựa chọn thực hiện, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Peels da (còn gọi là lột da)

Lột da là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với làn da, giúp da luôn tươi sáng và trẻ trung. Thông thường, thủ thuật này thường sử dụng trên mặt để điều trị nếp nhăn và các đốm dồi mồi. Tuy nhiên, chúng cũng được dùng trên nhiều khu vực khác nhau của cơ thể để loại bỏ vết rạn da lâu năm. 

Trong quá trình điều trị vết rạn da, dung dịch acid sẽ được bôi lên da bằng cách sử dụng tăm bông. Sau thời gian bôi, có thể dùng bàn chải chuyên dùng hoặc miếng bọt biển để lột lớp da chết trên cùng. Tùy thuộc vào mức độ vết rạn trên da mà sử dụng hóa chất điều trị ở mỗi người khác nhau. Cụ thể, có ba loại hóa chất lột da chính như:

  • Alpha-hydroxy acid: Có tác dụng đốt cháy lớp da trên cùng
  • Glycolic acid: Đốt cháy lớp trên cùng và ở giữa
  • Phenol: Hóa chất có độ mạnh nhất trong tất cả các loại hóa chất dùng tỏng lột da. Nếu sử dụng Phenol, chị em chỉ cần điều trị một lần là thấy hiệu quả

4. Điều trị siêu mài mòn da (Microdermabrasion)

Microdermabrasion là một trong những điều trị y tế mới nhằm giúp tẩy tế bào chết ngoài cùng của da, giúp chữa rạn da. Biện pháp này là thủ tục y tế không xâm lấn, không phẫu thuật và không hóa chất. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng một loại tinh thể cô đặc và các vật liệu thô cứng hơn làm ma sát trên da mà không gây bóng tróc da.

Ngoài ra, Microdermabrasion cũng có thể được thực hiện với một thiết bị chuyên dụng khác có cơ chế hút để loại bỏ lớp da bị tróc ngay tại chỗ. Bên cạnh khả năng làm giảm các vết rạn da mà không gây tổn thương da, Microdermabrasion còn giúp cải thiện tình trạng da bị đổi màu và giúp ;àm mờ các sẹo mụn, nếp nhăn và đốm đồi mồi trên da.

5. Liệu pháp ánh sáng đỏ

Liệu pháp ánh sáng đỏ là sử dụng các ánh sáng hồng ngoài có tần số thấp, có thể thấy bằng mắt để điều trị các vết rạn trên da. Về cơ chế hoạt động, các ánh sáng này sẽ thâm nhập sâu vào bên trong da để tăng cường hoạt động của các tế bào. Đồng thời chúng giúp tăng lượng máu cung cấp cho bề mặt da, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo da mới. Ngoài ra, ánh sáng đỏ còn thúc đẩy sản xuất collagen và nguyên bào sợi, giúp hỗ trợ sữa chữa và ngăn ngừa tổn thương trên da.

6. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Huyết tương giàu tiểu cầu PRP (Platelet-rich Plasma) là một chế phẩm từ máu với hàm lượng tiểu cầu cao gấp nhiều lần bình thường. Khi tiêm hoạt chất này vào vị trí da bị tổn thương, chúng sẽ kích thích và thúc đẩy sản sinh collagen và elastin, hỗ trợ sửa chữa và làm lành da. Do đó, sử dụng biện pháp này không chỉ giúp làm mờ vết rạn lâu năm trên da mà còn giúp làn da trở nên mịn màng hơn.

7. Lăn kim (Microneedling)

Microneedling là thủ thuật xâm lấn tối thiểu nhắm vào lớp hạ bì, lớp giữa của da. Trong thủ thuật này, những chiếc kim lăn nhỏ xíu sẽ được chọc vào làn da để kích hoạt sản xuất collagen và elastin. Khi đó, chúng sẽ giúp tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa tổn thương trên da và giúp làm giảm vết rạn trên da. Thông thường, để điều trị vết rạn da hiệu quả, chị em cần phải áp dụng lăn kim Microneedling nhiều hơn 1 lần trong tháng.

Rạn da lâu năm là một trong những vấn đề phổ biến với hầu hết chị em. Để cải thiện tình trạng này, chị em có thể lựa chọn một trong những cách trị rạn da lâu năm nêu trên. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp chữa trị nào, các chị cũng nên tìm hiểu kỹ. Bởi bên cạnh mặt tích cực, các phương pháp điều trị cũng luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cách tốt nhất là chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng.

Trả lời

0904144431