10 cách chống rạn da cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị rạn da ở tháng thứ 6 hoặc 7 của thai kỳ. Chúng tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể kéo dài trong suốt nhiều năm khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ. Bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nếu biết được 10 cách chống rạn da cho bà bầu dưới đây. Những mẹo này khá an toàn và có thể cho hiệu quả cao nếu kiên trì áp dụng.

Hiện tượng rạn da khi mang bầu

Rạn da khi mang bầu là hiện tượng không phải hiếm gặp. Bất cứ chị em nào cũng phải đối mặt với vấn đề này. Hiểu rõ về nguyên nhân cũng như thời điểm xuất hiện các vết rạn da trong thai kỳ sẽ giúp chị em có cách phòng chống hiệu quả.

Bà bầu bị rạn da ở tháng thứ mấy?

Các dấu hiệu của chứng rạn da ở bà bầu có thể bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 13 đến 21 của thai kỳ. Tuy nhiên hiện tượng này đặc biệt trở nên phổ biến vào tháng thứ sáu và tháng thứ bảy.

Có đến 90% phụ nữ nhận thấy các triệu chứng rạn da không mong đợi là những vệt màu hồng, đỏ, vàng, nâu hoặc đôi khi là màu tía hoặc nâu. Chúng có ở trên bụng, mông, đùi, hông hoặc ngực của bạn.

Nguyên nhân gây rạn da khi mang bầu

Khi mang thai, làn da của bạn sẽ ngày càng bị kéo căng để đáp ứng được với sự thay đổi của kích thước tử cung, bào thai và sự gia tăng trọng lượng ở toàn bộ các khu vực trên cơ thể. Nếu da bị kéo căng quá nhanh, các sợi đàn hồi và mô collagen trong da bị phá vỡ dẫn đến sự xuất hiện của các vết nứt mà chúng ta gọi là rạn da.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng được cho là lý do bà bầu bị rạn da bụng hay các vùng da khác trên cơ thể. Chúng bao gồm:

  • Thay đổi hormone: Một số chuyên gia tin rằng, sự rối loạn hormone trong thai kỳ sẽ làm kết cầu da bị suy yếu, tích trữ nhiều nước hơn và dễ bị rách khi kéo căng. 
  • Di truyền: Nếu mẹ của bạn từng bị rạn da thì rất có thể khi mang thai, điều tương tự cũng xảy ra với bạn. 
  • Tăng cân nhanh: Nhiều bà bầu ăn uống tẩm bổ quá độ khi mang thai khiến cho cân nặng gia tăng mất kiểm soát. Sự xuất hiện của các vết rạn da là hậu quả tất yếu.

Bên cạnh đó, thông kê cũng cho thấy những phụ nữ có làn da sẫm màu ít có khả năng bị rạn da hơn những người có làn da trắng.

Rạn da khi mang bầu có tự hết không?

Cũng giống như sẹo, các vết rạn da sẽ mờ dần theo thời gian. Tuy nhiên chúng không thể biến mất hoàn toàn.

Mặc dù vậy, bà bầu cũng không nên quá lo lắng. Thực hiện sớm các biện pháp dưới đây có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn mới trên da và thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp các vết rạn xấu xí mờ nhanh hơn.

10 cách chống rạn da cho bà bầu an toàn

“Bà bầu bị rạn da bụng phải làm sao?” Đây là vấn đề dường như được nhiều chị em quan tâm bởi khu vực bụng chính là nơi chịu ảnh hưởng bởi các vết rạn da nhiều nhất.

Theo các bác sĩ da liễu, các vết rạn da khi mang bầu sẽ dễ bị làm mờ hơn khi chúng còn mới. Vì vậy, cần có những biện pháp can thiệp ngay từ khi chúng mới xuất hiện thì khả năng khôi phục da sẽ cao hơn.

Dưới đây là 10 mẹo trị rạn da cho bà bầu áp dụng được cho mọi khu vực bị ảnh hưởng, bao gồm bụng, hông, mông, đùi, ngực hay cánh tay… Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn một cách an toàn, phù hợp nhất với bạn.

1. Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho da

Bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất có thể giúp da khỏe mạnh và nhanh hồi phục tổn thương do vết rạn gây ra.

  • Vitamin A: 

Được biết đến với tên gọi là retinoid, vitamin A giúp làn da trở nên mịn màng, tươi trẻ hơn. Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1996 cho thấy, bổ sung vitamin A ở mức hợp lý có thể giúp chống lại sự xuất hiện của các vết rạn da. 

Do vậy, dưỡng chất này có mặt trong rất nhiều sản phẩm chăm sóc da dành cho bà bầu. Chúng cũng có thể được bổ sung qua đường uống dưới dạng thuốc hoặc thông qua một số loại thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, đu đủ…

Nếu có ý định bổ sung loại vitamin này, bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ khoa sản trước. Tránh tự ý sử dụng một cách bừa bãi gây thừa vitamin dẫn đến nguy cơ bị dị tật thai nhi.

  • Kẽm:

Thiếu hụt kẽm sẽ khiến bà bầu dễ bị rạn da, chán ăn, ngủ không ngon giấc, rụng tóc và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Tình trạng này có thể được phát hiện thông quá xét nghiệm công thức máu.

Hãy uống bổ sung kẽm theo đơn của bác sĩ nếu thiếu kẽm là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị rạn da.

  • Vitamin D:

Loại vitamin này có nhiều trong ánh nắng mặt trời. Nó rất cần thiết cho sức khỏe của làn da. Cơ thể nhận được đầy đủ vitamin D sẽ giảm thiểu được tối đa sự xuất hiện của các vết rạn da.

Tuy nhiên, tắm nắng quá nhiều có thể gây phản tác dụng, làm vết rạn da trở nên sẫm màu và khó hồi phục hơn. Mỗi ngày bà bầu chỉ nên tắm nắng từ 15 – 20 phút vào buổi sáng sớm và chiều tối. Tránh phơi da ngoài nắng to.

Cách an toàn và hiệu quả nhất để bổ sung vitamin A đó chính là thông qua ăn uống. Bà bầu nên dùng các thực phẩm như: Nấm, lòng đỏ trứng, cá hồi, hàu, tôm, dầu gan cá, cá ngừ…

2. Kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai

Đây là giải pháp đơn giản có thể giúp chống rạn da cho bà bầu hữu hiệu. Để các vết rạn da không tiếp tục xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cần chú ý kiểm soát trọng lượng cơ thể của mình, không để tăng cân quá mức.

Trung bình, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10 – 15 kg trong suốt thai kỳ. Nói chuyện với bác sĩ khoa sản hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như vận động để có mức tăng cân hợp lý trong thai kỳ, hạn chế những thiệt hại về da.

3. Duy trì độ ẩm cho da

Làn da được cấp ẩm thường xuyên sẽ luôn dẻo dai, giảm được nguy cơ bị rạn da khi căng giãn quá mức.

Nếu bạn đang phải đối mặt với chứng bị rạn da khi mang bầu thì nên chú trọng bôi kem dưỡng ẩm cho da thường xuyên, ít nhất mỗi ngày 2 lần. Lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ đảm bảo an toàn cho làn da cũng như thai nhi trong bụng.

Ngoài việc thoa kem dưỡng ẩm, bà bầu cũng nên chú ý tăng lượng chất lỏng tiêu thụ. Duy trì uống mỗi ngày 2,5 – 3 lít nước để các tế bào da luôn ngậm đủ nước và có khả năng chịu đựng tốt hơn trước áp lực căng giãn của da.

4. Cách chữa rạn da cho bà bầu bằng đường

Nghe thật phi lý nhưng đường cũng giúp trị rạn da cho bà bầu. Nguyên liệu này hoạt động bằng cách tẩy sạch tế bào chết trên da, giúp vết rạn hấp thu tối đa dưỡng chất để tái tạo nhanh hơn và sáng đều màu so với vùng da xung quanh.

Cách chống rạn da cho bà bầu bằng đường như sau:

  • Lấy 1/4 chén đường trộn chung với 2 thìa dầu dừa và 1 thìa nước cốt chanh
  • Trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên các khu vực da có vết rạn trên cơ thể
  • Mát xa nhẹ nhàng trong 8 – 10 phút để hỗn hợp phát huy tác dụng rồi mới rửa lại.
  • Lặp lại cách này 2 – 3 lần trong tuần để làm mờ các vết rạn da khi mang bầu

5. Bí quyết trị rạn da cho bà bầu bằng dầu ô liu

Loại dầu này chứa nhiều vitamin E và các axit béo chuỗi trung bình có khả năng làm mềm và tăng cường độ đàn hồi cho da. Sử dụng dầu dừa đúng cách có thể giúp phòng chống rạn da cho bà bầu, đồng thời làm mờ các vết rạn đang tồn tại.

Cách dùng dầu ô liu:

  • Thoa dầu ô liu lên các vùng da dễ bị rạn ngay từ lúc mới mang thai. Thực hiện vào buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm xong.
  • Hoặc uống 1 thìa dầu ô liu vào buổi sáng để bổ sung dưỡng chất sửa chữa các vết rạn da từ bên trong cơ thể.

6. Chữa rạn da khi mang bầu bằng nha đam

Nha đam chứa nguồn vitamin và khoáng chất phong phú có thể giúp ngăn ngừa và chữa lành các vết rạn da. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa hiện tượng ngứa và viêm ở các vết rạn.

  • Cách 1: Dùng gel nha đam nguyên chất thoa trực tiếp lên khu vực da cần điều trị 2 lần mỗi ngày.
  • Cách 2: Trộn đều gel nha đam với bã cà phê theo tỷ lệ 1:1. Thoa nên chỗ da bị rạn kết hợp massage trong vài phút. Khi thấy da khô lại thì rửa sạch bằng nước ấm. Áp dụng mẹo trị rạn da cho bà bầu theo cách này 3 – 4 lần mỗi tuần.
  • Cách 3: Kết hợp 3 muỗng gel nha đam và 3 muỗng dầu ô liu. Trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên da tương tự như cách trên.

7. Đánh bay vết rạn da khi mang bầu bằng lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng được xem là khắc tinh của các vết rạn da cứng đầu. Nó chứa nhiều protein và collagen làm tăng sức đàn hồi và khả năng chịu đựng của da, giúp các tế bào da bị tổn thương nhanh chóng được tái tạo.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị 1- 2 quả trứng gà ta rồi tách lấy lòng trắng
  • Dùng đũa khuấy đều và thoa một lớp mỏng lên chỗ da bị ảnh hưởng
  • Để da khô tự nhiên trước khi rửa sạch
  • Lặp lại cách ngày một lần để nhanh chóng thấy được sự thay đổi tích cực.

8. Khắc phục rạn da cho bà bầu bằng vitamin E

Vitamin E được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa mạnh. Nó giúp bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời và các gốc tự do, đồng thời kích thích sản sinh collagen làm lành các liên kết mô sợi dưới da bị đứt gãy, khôi phục tổn thương do vết rạn gây ra.

Cách chống rạn da cho bà bầu đơn giản nhất từ vitamin E đó chính là sử dụng nó như một loại kem dưỡng. Bạn chọc thủng viên nang và lấy dung dịch vitamin E ra thoa lên da. Ngoài ra, có thể kết hợp cùng vitamin E, muối hay đường để tăng hiệu quả.

9. Điều trị rạn da khi mang thai bằng khoai tây

Khoai tây sở hữu hàm lượng cao các vitamin A, C và chất chống oxy hóa. Những thành phần này khi thẩm thấu vào da sẽ giúp cải thiện sắc tố da, tăng cường sản xuất collagen phục hồi tế bào hư tổn. 

Cách thực hiện:

  • Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ, ép lấy nước cốt
  • Sau khi tắm xong, bạn dùng bông gòn thấm nước khoai tây thoa lên chỗ vết rạn.
  • Để 10 phút cho các dưỡng chất thấm vào da rồi tắm lại

10. Sử dụng kem chống rạn da cho bà bầu

Trên thị trường có nhiều loại kem chống rạn da được đặc chế riêng cho bà bầu nên khá an toàn. Bạn có thể lựa chọn các nhãn hàng uy tín và mua về sử dụng. Sản phẩm này sẽ phát huy được tác dụng tốt nhất nếu sử dụng ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Khi dùng kem, lưu ý đọc kỹ hướng dẫn về cách sử dụng, liều dùng cũng như cách bảo quản sản phẩm để đạt được hiệu quả cao.

Làm thế nào để bà bầu không bị rạn da?

Mặc dù không có cách nào để ngăn ngừa rạn da một cách tuyệt đối nhưng bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây để hạn chế sự xuất hiện của vết rạn:

  • Uống nhiều nước, ít nhất là 7 – 8 ly mỗi ngày. 
  • Tập thể dục mỗi ngày để duy trì sức khỏe và kích thích bơm máu đưa dưỡng chất đến sửa chữa vùng da bị tổn thương. Vận động cũng góp phần kiểm soát tốt cân nặng. Như vậy sẽ tránh được tình trạng căng giãn da quá mức.
  • Bảo vệ da khi ra ngoài nắng. Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể khiến liên kết da bị đứt gãy và làm da dễ bị rạn nứt hơn.
  • Tích cực ăn các thực phẩm giàu vitamin A, E, C, D và omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cam, quýt, cà rốt, xoài … để da khỏe hơn và không bị rạn
  • Tẩy tế bào chết cho da 2 lần mỗi tuần để đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào da mới. Qua đó giúp phòng ngừa rạn da khi mang bầu hữu hiệu hơn.

Trên đây là những cách phòng chống rạn da cho bà bầu đơn giản, dễ thực hiện. Hãy bắt đầu nên kế hoạch áp dụng ngay từ hôm nay để các vết rạn da không còn là nỗi ám ảnh của bạn.

Trả lời

0904144431